So sánh sơn tĩnh điện và sơn thường

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn cũng như công nghệ dơn khác nhau, nhưng không phải ai cũng biết đến công nghệ sơn phổ biến hiện này, đó chính là công nghệ sơn tĩnh điện. Vậy sơn tĩnh điện và sơn thường có điểm gì khác nhau. Hãy cùng TRUONG PHAT WINDOW tìm hiểu khái niệm và ưu, nhược điểm của mỗi loại sơn thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về 2 loại sơn này.

1. Sơn tĩnh điện

uploads/thang-7/son-tinh-dien.jpg

Sơn tĩnh điện là gì?

Khác với sơn lỏng thông thường, sơn tĩnh điện được đóng rắn dưới nhiệt hoặc bằng tia cực tím. Bột của sơn tĩnh điện được làm từ polyme nhiệt rắn hoặc nhựa nhiệt dẻo, được liên kết với nhau bằng phương pháp tích điện nên đẹp và cứng hơn sơn thường. Hiện nay, sơn tĩnh điện được sử dụng để phủ lên bề mặt xe máy, ô tô và nhiều thiết bị gia dụng khác để giữ được độ bền, đẹp cho sản phẩm.  

Xe máy điện feliz phủ sơn tĩnh điệnSơn tĩnh điện được phun lên bề mặt xe máy

Báo giá cửa nhôm sơn tĩnh điện cao cấp giá rẻ tại Hà Nội

Sơn tĩnh điện được sơn lên cửa với màu sắc bắt mắt, được ưa chuộng

Những đặc tính cơ bản của sơn tĩnh điện:

Bột Sơn Tĩnh điện Và Màu Sắc Của Bột Sơn - Công Nghệ Sơn Tĩnh điện Gia Phú

  • Dạng bột của sơn tĩnh điện tạo điều kiện dễ dàng để tạo hiệu ứng và trộn được các màu sắc đặc biệt chỉ trong cùng một lớp sơn.

Công nghệ sơn tĩnh điện là gì và nguyên lý hoạt động của nó

  • Quy trình sơn tĩnh điện dễ dàng nhờ súng phun sơn tự động.

Công nghệ sơn tĩnh điện là gì, những điều bạn cần biết

Chính những đặc tính kể trên đã tạo ra nhiều ưu điểm của sơn tĩnh điện:

  • Sơn tĩnh điện cứng, có độ bền cao và không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân từ môi trường hay chất oxy hóa. Vì vậy, các sản phẩm sơn tĩnh điện luôn giữ được độ mới với lớp sơn sáng bóng đẹp mắt.
  • Sơn tĩnh điện có giá trị kinh tế cao vì trong quá trình sơn nếu còn bột dư sẽ được tái sử dụng, từ đó giúp tiết kiệm chi phí.
  • Sơn tĩnh điện thân thiện với môi trường và an toàn với người sử dụng hơn các loại sơn thông thường. Điều này được lý giải dựa vào dây chuyền sản xuất sơn tĩnh điện tạo ra ít chất thải độc hại hơn so với dây chuyền tạo ra những loại sơn lỏng khác.

Sơn tĩnh điện là gì? Ứng dụng, lợi ích trong cuộc sống

2. Sơn thường

Sơn thường là một loại sơn dạng lỏng (có thể hóa lỏng hoặc tồn tại dưới dạng chất liệu rắn mastic) dùng để phủ lên bất kỳ bề mặt nào rồi chuyển thành lớp màng cứng. Loại sơn này sử dụng lượng dung môi chiếm 60%, dùng chổi, cọ hoặc phun để phủ sơn lên sản phẩm. Với đặc tính này, sơn thường được dùng để tạo kết cấu, tạo màu hoặc bảo vệ cho bề mặt của đối tượng sơn.

Ưu điểm của sơn thường:

  • Sơn thường được sử dụng rộng rãi trong đời sống nên có giá hợp lý.
  • Khác với sơn tĩnh điện, quy trình sử dụng sơn thường rất đơn giản. Người không có kỹ thuật sơn vẫn có thể sử dụng loại sơn này.

Cửa nhôm thường Ricco sơn tĩnh điện (MS 03)

Hướng dẫn sơn cửa sắt chỉ với 4 bướcSơn thường có nhiều màu sắc đa dạng cho người sử dụng

3. So sánh sơn tĩnh điện và sơn thường

Sơn tĩnh điện và sơn thường khác nhau thế nào? - HAIMY RACK

Qua hai khái niệm trên, có thể thấy sơn tĩnh điện và sơn thường có những ưu – nhược điểm hoàn toàn khác biệt. Để lựa chọn loại sơn phù hợp với nhu cầu sử dụng, đòi hỏi người dùng phải nắm rõ đặc điểm của mỗi loại đặt trong từng yếu tố cụ thể. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết về những đặc điểm cơ bản giải thích sơn tĩnh điện và sơn thường khác nhau như thế nào:

Yếu tố

Sơn tĩnh điện

Sơn thường

Chi phí Chi phí tiết kiệm nhờ quy trình hiệu quả, không phát sinh thêm phí nhân công, vật liệu,… Quy trình sử dụng sơn thường kém hiệu quả hơn. Khách hàng phải chi trả một khoản tiền để xử lý phần sơn thừa
Sự an toàn Người thi công được bảo hộ và trang bị súng phun sơn, không tiếp xúc trực tiếp với sơn Người thi công sử dụng cọ hoặc chổi và trực tiếp sơn lên bề mặt của sản phẩm nên dễ bị dính màu sơn
Thân thiện với môi trường Không chứa hợp chất hữu cơ hay dung môi nên an toàn cho môi trường Thành phần chứa hàm lượng dung môi lớn gây ô nhiễm môi trường
Tính hiệu quả Sơn tĩnh điện giúp sản phẩm có độ phủ đều, dày và cứng Lớp phủ của sơn thường mỏng và không đều màu
Màu sắc Màu sắc chuẩn, đẹp và không bị tác động bởi tia cực tím Màu dễ bị phai theo thời gian
Độ bền Lớp phủ sơn tĩnh điện được liên kết chặt chẽ với công nghệ hiện đại nên khó bị bong tróc, trầy xước trong thời gian dài Dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân của môi trường, dễ bị bong tróc 

SƠN TĨNH ĐIỆN HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Khác với sơn thường sơn tĩnh điện có nguyên lý hoạt động riêng biệt.

Đầu tiên, xử lý sản phẩm trước khi sơn

Bước đầu tiên trong quy trình sơn bột tĩnh điện cũng như các loại sơn khác chính là bước xử lý và làm sạch bề mặt vật liệu sơn. 

Các loại sơn bột tĩnh điện: 

Sơn Bột - Tĩnh Điện Unique Finishes (Pattern)

Sơn bột tĩnh điện  Unique Finishes (Pattern)

  • Tạo màng cứng có độ bóng cao.
  • Khả năng bám dính tốt.
  • Độ bền màu tuyệt vời.
  • Sử dụng được trên nhiều bề mặt vật liệu.
Sơn Bột - Tĩnh Điện Acrylic

Sơn bột tĩnh điện Acrylic

  • Tạo bề mặt mịn, nhẵn bóng.
  • Khả năng kháng hóa chất cao.
  • Chống tia UV, tác động thời tiết.
  • Khả năng chống trầy xướt tương đối cao.

Sơn Bột - Tĩnh Điện Polyurethane

Sơn bột tĩnh điện Polyurethane

  • Tạo màng sơn có độ che phủ cao.
  • Độ bền màu vượt trội.
  • Tuổi thọ trung bình sản phẩm cao.
  • Thời gian hoàn thiện sản phẩm nhanh.
Sơn Bột - Tĩnh Điện Polyester

Sơn bột tĩnh điện Polyester

  • Chống chịu thời tiết ưu việt.
  • Độ bền màu cao.
  • Tăng khả năng chống va đập.
  • Giá thành kinh tế hơn.
Sơn Bột - Tĩnh Điện Hybrid (Epoxy - Polyester)

Sơn bột tĩnh điện Hybrid (Epoxy – Polyester)

  • Kháng dung môi tốt.
  • Chống ăn mòn cao.
  • Chi phí thi công thấp
  • Sử dụng được trên nhiều bề mặt vật liệu.

Sơn Bột - Tĩnh Điện Epoxy

Sơn bột tĩnh điện Epoxy

  • Khả năng chịu va đập cao.
  • Tăng độ bám dính trên mọi bề mặt.
  • Màu sắc phong phú, độ bóng cao.
  • Không bị ăn mòn bởi hóa chất.

Đầu tiên các vật liệu sơn phải được làm sạch bằng chất tẩy rửa có tính kiềm, axit hoặc trung tính tùy theo đặc tính của từng loại vật liệu và tình trạng của từng loại vết bẩn như dầu mỡ, bụi bẩn, rỉ sét, rêu mốc hay các chất bẩn khác. 

Trong nhiều trường hợp, bộ phận được xử lý bề mặt bằng lớp phủ chuyển đổi sắt hoặc kẽm phốt phát hoặc lớp phủ chuyển đổi kim loại chuyển tiếp như sản phẩm oxit zirconi. Mỗi giai đoạn thường được phân tách bằng một giai đoạn rửa để loại bỏ hóa chất còn sót lại. Hệ thống phun cho phép xử lý trước nhiều loại kích thước và cấu hình bộ phận; Bể nhúng có thể được sử dụng thay vì phun cho một số ứng dụng.

Có cần xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn không? - HCAT Dương Thịnh

Các chất hóa học thường được sử dụng nhất trong quá trình làm sạch bề mặt vật liệu sơn tĩnh điện là photphat sắt cho thép, phốt phát kẽm cho nền mạ kẽm hoặc thép, và photphat crom hoặc xử lý không crom cho nền nhôm.

Sau khi vật liệu sơn được xử lý, làm sạch hoàn toàn thì các bộ phận sẽ được làm khô trong tủ sấy khô ở nhiệt độ thấp. Sau đó, chúng đã sẵn sàng để được sơn tĩnh điện.

Dây chuyền sơn bột - CNC VINA

Tiếp theo, tiến hành phun sơn tĩnh điện

Cách phổ biến nhất để thi công sơn tĩnh điện là sử dụng thiết bị phun với hệ thống phân phối bột và súng phun tĩnh điện. Buồng phun có hệ thống thu hồi bột được sử dụng để bao bọc quy trình thi công và thu gom tất cả bột sơn vương vãi ra ngoài.

Buồng phun sơn màng nước - Tư vấn lắp đặt giá tốt

Hệ thống cung cấp bột sơn bao gồm một thùng chứa bột hoặc phễu nạp và một thiết bị bơm để vận chuyển hỗn hợp bột và không khí vào các ống mềm hoặc ống nạp. Một số phễu cấp liệu rung để giúp ngăn chặn sự đóng cục hoặc vón cục của bột trước khi đi vào súng phun.

Súng phun gồm 2 loại: súng phun buồng đơn và súng phun buồng đôi hoặc đối xứng.

  • Súng phun buồng đơn: Sử dụng một súng phun, vật cần sơn phải được treo hoặc móc lên buồng phun.
  • Súng phun buồng đôi: Sử dụng hai súng phun, sản phẩm cần phun sẽ di chuyển trên băng chuyền, 2 súng phun sẽ phun vào các mặt của sản phẩm.

Súng phun bột tĩnh điện hướng dòng bột. Họ sử dụng các vòi phun để kiểm soát kích thước, hình dạng và mật độ của mẫu phun khi nó được phun ra từ súng. Bột sơn tĩnh điện được cung cấp từ bộ phận nạp liệu đến súng bắn bột, được sử dụng để truyền điện tích lên bột và áp dụng nó lên bề mặt. Súng phun có thể là thủ công (cầm tay) hoặc tự động (được gắn vào một giá đỡ cố định hoặc một pittông hoặc thiết bị khác để cung cấp chuyển động của súng).

Buồng Phun sơn màng nước [Báo Giá cập nhật 2023]

Các hạt bột đi qua trường tĩnh điện bị ion hóa ở đầu điện cực trở nên tích điện và lắng đọng trên bề mặt nhiễm điện của bộ phận.

Sấy khô sau khi sơn tĩnh điện

Sau khi phun sơn, sản phẩm cần được đưa vào lò sấy ở mức nhiệt từ 180℃ – 200℃ để cho lớp bột sơn chảy ra dính chặt vào sản phẩm. Hạn chế di chuyển sản phẩm vì có thể làm bột sơn bị mất liên kết.

Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm

Sau khi phun, lượng bột không bám vào chi tiết sản phẩm có thể được thu hồi và tái sử dụng. So với các kỹ thuật phun ướt, phun tĩnh điện đạt được độ bao phủ rộng hơn vì bột có thể phủ lên tất cả các góc cạnh và bề mặt của sản khi không trực diện với súng phun.

4. Lợi ích của sơn tĩnh điện

Về kinh tế

Sơn tĩnh điện mang lại lợi ích kinh tế cực kì cao, là sự kết hợp của hiệu quả và tính vượt trội. Hiệu quả bám dính của lớp sơn tĩnh điện trên sản phẩm là 60-70%, và hầu như tất cả các sản phẩm đều được tái sử dụng trong thời gian dài. Đối với các loại sơn thông thường, hiệu quả bám dình chỉ là 30-40%, và các sản phẩm sẽ khó thu hồi và tái sử dụng sau này 99% sơn được sử dụng triệt để, bột sơn dư trong quá trình phun sơn được thu hồi lại để sử dụng lại. Sơn tĩnh điện dạng bột là kỹ thuật sơn ít tốn kém nhất trên giá thành sản phẩm mà trong những kỹ thuật sơn hiện tại trên toàn thế giới đang sử dụng.

Tính an toàn

Để quy trình phun sơn tĩnh điện an toàn, bạn cần phải áp dụng tuyệt đối các biện pháp phòng ngừa và bảo hộ lao động để tránh hít phải bột sơn và không cho chúng bám dính lên da. Thành phần chủ yếu của bột sơn tĩnh điện là nhựa hữu cơ, bột màu và chất phụ gia khác, là 1 chất rắn và không dễ bay hơi trong không khí do đó nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe, không giống như các loại sơn thông thường có chứa dung môi độc hại và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong môi trường. Sử dụng những biện pháp phòng hộ lao động đơn giản và thường dùng có thể tránh được mọi rủi ro khi sử dụng sơn tĩnh điện.

Tính thân thiện với môi trường

uploads/thang-7/son-tinh-dien-thanh-thien-voi-moi-truong.png

Sơn tĩnh điện thân thiện với môi trường

Nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường sống, ít độc hại hơn so với sơn thường nhờ khả năng không bay hơi. Sơn tĩnh điện không có dung môi hay hợp chất hữu cơ nên sẽ không gây hại cho môi trường trong quá trình sử dụng. Chất thải cũng không có nguy hại và có thể được xử lý. Trong khi đó, các loại sơn thông thường có chứa các hóa chất độc hại làm suy thoái tầng ozon và tạo ra chất thải nguy hại cần được xử lý một cách phù hợp.

5. Ưu điểm của sơn tĩnh điện

Đặc tính sử dụng

  • Quy trình sơn tĩnh điện có thể được thực hiện tự động hóa dễ dàng bằng cách dùng hệ thống phun sơn tự động qua súng phun.
  • Dễ dàng rửa khi bột sơn bám lên người thực hiện thao tác hoặc các thiết bị khác mà không cần dùng bất cứ loại dung môi nào như đối với sơn dạng nước.
  • Tiết kiệm thời gian hoàn thành sản phẩm

Chất lượng của sơn tĩnh điện

uploads/thang-7/son-tinh-dien-khac-son-thuong-nhu-nao.jpg

Sơn tĩnh điện kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm

  • Tuổi thọ sản phẩm được phun lâu dài hơn sơn thường bởi lớp sơn phủ trong quá trình sơn phun tĩnh điện sẽ dày gấp đôi so với các loại sơn khác.
  • Sơn bột tĩnh điện có hiệu suất tốt hơn sơn thông thường, nó có khả năng chống mài mòn, trầy xước khác trong suốt quá trình bảo dưỡng.
  • Ngoài độ dẻo dai cực đại về mặt vật lý, lớp sơn bột tĩnh điện luôn giữ được màu sắc tuyệt vời. Việc tiếp xúc lâu với độ ẩm ánh sáng mặt trời và nhiệt độ làm hỏng các bề mặt sản phẩm, tuy nhiên với việc sử dụng lớp sơn tĩnh điện, bề mặt sẽ chống chịu được các sự khắc nghiệt  môi trường và giữ màu sắc sản phẩm trong quá trình sử dụng.

Tính thẩm mỹ cao

  • Độ bóng cao ổn định cao và không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết.
  • Màu sắc phong phú và có độ chính xác nhất định.
  • Ngoài việc sơn tĩnh điện đa dạng màu sắc, phương pháp sơn này cũng có thể tạo sắc thái như độ bóng, ngả ánh vàng…cho sản phẩm

Và còn rất nhiều lợi điểm khác nữa mà chính người sử dụng trong quá trình ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện sẽ nhận thấy khi sử dụng. 

6. Ứng dụng của sơn tĩnh điện

Như các đặc điểm vốn có của sơn tĩnh điện, thì chúng chỉ thích ứng cho bề mặt kim loại. Vì vậy loại công nghệ sơn tĩnh điện này thường dùng trong gia đình và máy móc thiết bị công nghiệp. Chúng ta có thể kể đến các ứng dụng của nó như:

uploads/thang-7/son-tinh-dien-ung-dung1.jpg

Sơn tĩnh điện làm hàng rào sắt thép

  • Ứng dụng sơn tĩnh điện hàng rào sắt thép.

Hàng rào sắt sơn tĩnh điện

Hàng rào thép sơn tĩnh điện

  • Ứng dụng sơn tĩnh điện cổng sắt cổng nhôm.

Cổng sắt mạ kẽm sơn tĩnh điện – Cơ khí Hoàn Mỹ

Cổng sắt sơn tĩnh điện

  • Ứng dụng sơn tĩnh điện lò nướng, quạt máy công nghiệp.

Quạt treo tường công nghiệp Vinawind QTT-650, sải cánh 65cm - Quạt điện cơ  thống nhất Vinawind - Giao hàng toàn quốc

Quạt máy sơn tĩnh điện

  • Ứng dụng  sơn tĩnh điện cho cổng xếp inox.

Cổng xếp tự động sắt sơn tĩnh điện | Của cuốn Finedoor

Cổng xếp inox sơn tĩnh điện

  • Ứng dụng sơn tĩnh điện khung võng kim loại. 
  • Ứng dụng sơn tĩnh điện khung cửa sắt thép.
  • Ứng dụng sơn tĩnh điện kệ sắt thép mạ kẽm.

6. Nhược điểm của việc sơn tĩnh điện

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với phương pháp sơn truyền thống, nhưng sơn tĩnh điện cũng có nhược điểm.

Hệ thống sơn tĩnh điện có chi phí đầu tư khá lớn. Công nhân phải có kinh nghiệm và kỹ thuật cao mới có thể làm việc trong hệ thống. Vì vậy chi phí nhân công, chi phí đào tạo sẽ tăng lên. Ngoài ra, hệ thống cũng cần phải có lò sấy khô và nguồn điện tạo điện áp cao cho súng phun. 

Trên đây là một số thông tin hữu mà Công ty TNHH Cơ khí Trường Phát chia sẻ hy vọng sẽ giải đáp một phần thắc mắc như sơn tĩnh điện là gì,sơn tĩnh điện và sơn thường khác nhau như nào?… cho các bạn. Chi tiết liên hệ hotline: 0344.929.282 – 0916.161.198

Gọi điện thoại
0916.161.198
Chat Zalo