Kính phản quang đã và đang ngày được ưa chuộng
Trên thị trường có rất nhiều loại kính khác nhau, nếu như kính cường lực có độ bền cao, kính chống cháy có khả năng chịu nhiệt thì kính phản quang được sử dụng trong nhiều công trình nhờ khả năng phản nhiệt, ngăn chặn tia UV.
Vậy kính phản quang là gì? Kính phản quang có những tính năng đặc biệt nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của Công ty TNHH Cơ khí Trường Phát nhé.
1. Kính phản quang là gì?
Kính phản quang là gì?
Kính phản quang là dòng kính có tác dụng phản xạ lại ánh sáng, những tia tử ngoại, có khả năng cách nhiệt tốt nhưng vẫn giữ được độ trong suốt và cho phép ánh sáng có thể xuyên qua bởi 1 lớp hóa chất đặc biệt được phủ lên bề mặt kính. Để phân biệt được các loại kính khác tương đối đơn giản, bằng mắt thường chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy 1 mặt kính có phản quang, mặt còn lại thì không. Tuy nhiên, trên thực tế không nhiều người biết kính phản quang là gì cũng như những ưu điểm của dòng kính này, đây chính là sự sai lầm khiến nhiều người không lựa chọn kính chính xác với mục đích sử dụng của mình.
Kính phản quang trên bề mặt của kính phủ 1 loại hóa chất đặc biệt, có thể phản xạ ánh sáng, ngăn các tia độc hại, có khả năng cách nhiệt tốt. Kính phản quang đảm bảo độ sáng tối đa và độ thấu quang cho căn phòng. Ngày nay, kính phản quang được sản xuất với nhiều mẫu mã, chủng loại và màu sắc đa dạng, phong phú. Vì thế đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng khó tính về mặt yêu cầu mỹ thuật.
Hiện nay, không ít công trình xây dựng sử dụng kính phản quang để che phủ phần mặt tiền hoặc bọc toàn bộ mặt ngoài tòa nhà.
Cụ thể, kính phản quang có khả năng giảm tới gần 21% nhiệt lượng của không khí trong các tòa nhà cao tầng. Ngoài ra, loại kính này còn có thể giảm tới 15% nhiệt lượng cho bên trong tòa nhà. Chính nhờ khả năng giảm bức xạ nhiệt tốt nên kính phản quang thường được dùng để làm cửa sổ, mái kính, vách kính.
2. Tính năng của kính phản quang
Đặc điểm nổi bật
- Kính phản quang được phủ một lớp phản quang bằng oxit kim loại (phủ bằng nhiệt hoặc bằng chân không).
- Lớp phản quang này có tác dụng cân bằng ánh sáng thông thường và ngăn chặn tia UV gây hại cho con người
- Hơn nữa kính phản quang có tác dụng phản nhiệt làm cho không khí bên trong tòa nhà mát dịu (giảm hơn 40% nhiệt lượng)
Các loại kính phản quang vốn là loại kính phẳng nên chúng có khả năng hạn chế tiếng
ồn hiệu quả
Thông số kỹ thuật kính phản quang:
- Độ dày của kính: gồm các loại 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm đối với kính dạng 1 tấm và 6.38mm, 8.38mm, 10.38mm… đối với kính dạng kính ghép an toàn..
- Kích thước tiêu chuẩn gồm 2440mm x 3300mm, 2140mm x 3660mm, 2250mm x 3210mm.
- Màu sắc kính: Theo tiêu chí phản quang, vật liệu này được phân ra 2 loại là kính phản quang một chiều và kính phản quang hai chiều với nhiều màu sắc như màu xanh lá, màu xám, màu ghi…
Kính đều có thể cường lực, ghép 2 lớp. Độ bền cao
Một đặc điểm đáng chú ý của loại kính này là màu sắc thay đổi theo độ dày. Theo đó, việc ghép các loại kính có độ dày khác nhau hoặc nhiều lớp khác nhau sẽ biến đổi màu sắc. Tùy theo số lần ghép mà màu có thể đậm hơn hay nhạt hơn.
Ngoài ra, kính phản quang sẽ bị mờ đi sau khi xử lý nhiệt do lớp phản quang trên bề mặt kính bị tác dụng với không khí.
Loại kính xây dựng này có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Khi sờ lên hai mặt của tấm kính, mặt nào để lại dấu vân tay rõ nét và khó lau sạch bằng tay không thì mặt đó được phủ lớp phản quang. Đặc biệt, khi đặt đồ vật trước mặt kính, mặt kính sẽ phản chiếu hình ảnh 2 đồ vật.
Tiêu chuẩn kính phản quang:
Kính phản quang là một loại kính được sử dụng trong xây dựng. Do đó, có nhưng tiêu chuẩn về chất lượng được đặt ra cho loại kính này nhằm kiểm soát chất lượng đầu ra của các nhà máy sản xuất.
Tiêu chuẩn áp dụng cho kính phản quang là TCVN 7528:2005 – Kính xây dựng – Kính phủ phản quang. Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho kính phủ phản quang đùng trong xây dựng mà không áp dụng cho các loại kính được dán lớp polime phản quang.
Các yêu cầu cụ thể trong tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn phân loại theo hệ số phản xạ năng lượng mặt trời (R) thì kính phủ phản quang được chia làm 3 loại với 3 ký hiệu: R 0,3 – R 0,45 và R 0,6.
Yêu cầu về kính nền: kính nền phải đảm tiêu chuẩn chất lượng tương ứng với loại kính đó.
Kích thước và sai lệch kích thước cho phép phù hợp với các tiêu chuẩn sản phẩm tương ứng cho loại kính đó.
Các khuyết tật ngoại lai cho phép nhìn thấy bằng mắt thường của lớp phủ phản quang:
- Khuyết tật dạng vân, lượn sóng có trên mặt lớp phủ: không cho phép có
- Độ không đồng đều của lớp phủ: không cho phép có
- Lỗ châm kim trên bề mặt lớp phủ phản quang: không cho phép có lỗ đường kính lớn hơn 2mm và với lỗ có đường kính nhỏ hơn 2mm số lượng không được nhiều hơn 5 lỗ/ 30cm x 30cm.
- Vết xước trên lớp phủ: không cho phép vết xước dài hơn 100mm, với vết xước rộng từ 0,1mm đến 0,3mm thì không được nhiều hơn 4 vết, với vết xước từ 0,3mm đến 0,4mm thì không được nhiều hơn 1 vết.
Hệ số phản xạ năng lượng ánh sáng mặt trời được phân theo từng mức tương ứng với từng loại: với R 0,3 là từ 0,3 đến 0,4; với R 0, 45 là từ 0,45 đến 0, 59; với R 0,6 là bằng hoặc lớn hơn 0,6.
Độ bền: Độ bền của kính phủ phản quang được đặc trưng bởi độ bền phản quang, độ bền mài mòn, độ bền kiềm và độ bền axit. Các chỉ tiêu độ bền này được biểu thị qua giá trị tuyệt đối của sự chệnh lệch độ truyền sáng của các mẫu.
Đóng gói, ghi nhãn và bảo quản:
Đóng gói: kính được đóng gói trong các kiện chuyên dụng và được phân theo cùng loại, kích thước. Đóng gói có sử dụng các vật liệu đệm lót giảm chấn để không ảnh hưởng đến chất lượng kính. Giữa 2 mặt kính có lớp phủ phản quang thì đặt lớp giấy xốp phủ toàn bộ mặt kính để bảo vệ lớp phản quang. Giữa 2 mặt kính không có lớp phủ phản quang thì có lớp giấy thường.
Ghi nhãn: trên mỗi kiện kính phải ghi đầy đủ: tên cơ sở sản xuất, các ký hiệu quy ước, số lượng tấm kính hoặc số m² trong 1 kiện và ngày tháng năm sản xuất.
Bảo quản: kính phản quang được bảo quản trong các kho khô ráo, các kiện được xếp ngay ngắn theo thứ tự đúng loại trên các giá và được nghiêng 1 góc từ 10 đến 15 độ.
Kính phản quang sở hữu cho mình nhiều tính năng vượt trội
3. Phân loại kính phản quang
Dựa trên công nghệ sản xuất, kính phản quang có 2 loại, gồm kính phản quang phủ cứng và kính phản quang phủ mềm.
Nhiệt phân – Kính phản quang phủ cứng
Đây là phương pháp lớp phủ được áp dụng trong quá trình luyện kính, lớp phủ hợp nhất trong kính ở nhiệt độ 1.200 độ C.
Phương pháp này tạo ra kính phản quang có độ bền cao, có thể cắt, gia cường, gia nhiệt, uốn cong như các loại kính thông thường khác.
Phủ chân không – Kính phản quang phủ mềm
Phủ chân không là phương pháp lớp phủ một lượng nhỏ kim loại lên bề mặt kính, bằng phản ứng dây chuyền trong lò chân không.
Kính phản quang phủ mềm có độ bền không cao vì hay bị xước, bong hơn kính phủ cứng. Ngoài ra, loại kính này không thể gia cường hay uốn cong, cắt gọt cũng phức tạp.
Kính phản quang có tác dụng ngăn cản tia sáng, giảm bức xạ nhiệt
4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng kính phản quang
- Chúng ta nên sử dụng kính phản quang gia cương hoặc gia nhiệt để tránh tình trạng rạn nứt vì nhiệt.
- Tất cả các sản phẩm kính phản quang hấp thụ hoặc phản chiếu một lượng nhiệt lớn hơn những loại kính phẳng thông thường, chính vì vậy thường xảy ra tình trạng rạn nứt do hiệu ứng nhiệt. Chính vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia kính trước khi sử dụng.
- Không chỉ sử dụng kính phản quang phủ cứng ở bề mặt dựng, nếu sử dụng kính phản quang phủ mềm ở mặt dựng cần phải quay mặt có phần quang vào phía bên trong.
- Không được dùng bất cứ chất mài mòn nào để tẩy rửa kính.
- Tránh sử dụng kính phản quang phủ mềm ở cửa ra vào để tránh hiện tượng trầy xước không mong muốn.
- Trước khi có ý định lắp đặt kính các góc kính phải được mài tốt.
- Chúng ta không nên lắp kính phản quang khi các góc cạnh bị hỏng
- Sử dụng dòng kính phản quang cường lực ở tầng trên và phải được dán an toàn.
5. Ưu điểm của kính phản quang
Kính phản quang có nhiều ưu điểm vượt trội được nhiều chuyên gia đánh giá cao về mặt chức năng cũng như tính thẩm mỹ.
- Ngăn tia UV: Kính phản quang có tác dụng ngăn tia UV, giảm thiểu tia sáng có hại truyền qua kính.
- Giảm bức xạ nhiệt: Lớp oxit kim loại phủ trên kính giúp kính phản quang có khả năng giảm tới 25% nhiệt lượng. Qua đó giảm nhiệt lượng hấp thụ của các bức tường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến không gian trong nhà mát mẻ hơn.
- Đảm bảo an toàn: Hiện nay, kính phản quang sử dụng trong xây dựng được làm từ kính dán an toàn, kính tôi cường lực… nên có độ bền cao, đáp ứng được yêu cầu an toàn cho người sử dụng.
- Hạn chế tiếng ồn: Các loại kính phản quang vốn là loại kính phẳng nên chúng có khả năng hạn chế tiếng ồn hiệu quả. Cụ thể, khả năng chống ồn còn phụ thuộc nhiều vào độ dày của kính.
- Tính thẩm mỹ cao: Trên thị trường, vật liệu kính phản quang có nhiều màu sắc đa dạng từ nhạt đến đậm. Do đó, tùy vào yêu cầu màu sắc của các công trình hay yếu tố phong thủy, bạn có thể lựa chọn loại phù hợp kính phù hợp.
6. Cách phân biệt kính phản quang
Kính phản quang có thể nhận biết bằng mắt thường vì một mặt có phủ lớp phản quang và một mặt còn lại thì không.
Có 2 cách đơn giản để nhận biết như sau:
- Cách thứ nhất là sờ lên hai mặt của tấm kính, mặt nào để lại dấu vân tay rõ nét và rất khó lau sạch bằng tay không thì mặt đó là mặt phủ lớp phản quang
- Cách thứ hai là soi một ngọn lửa trước tấm kính, nếu mặt nào cho hình ảnh (như trong gương) có 2 hình ảnh ngọn lửa thì mặt còn lại (mặt phía sau) là mặt phủ lớp phản quang.
7. Ứng dụng của kính phản quang
- Ứng dụng cho các mặt dựng công trình cao ốc, cửa mặt tiền, cửa sổ, mái vòm…
Mặt dựng sử dụng kính phản quang giúp giảm thiếu tia UV, tiếng ồn,…
- Kính phản quang thường dùng làm mặt dựng của các tòa nhà thương mại, văn phòng, khách sạn, trung tâm thời trang, thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hoá…
Kính phản quang làm mặt dựng cho khách sạn
Kính phản quang làm mặt dựng cho trung tâm thương mại
Nếu bạn muốn biết rõ hơn về loại kính phản quang cường lực, đừng ngần ngại hãy nhanh liên hệ với Công Ty TNHH Cơ Khí Trường Phát qua số hotline 0344.929.282 – 0916.161.198 để được tư vấn miễn phí!